Đầu tháng sáu hàng năm là thời điểm chim sinh sản nhiều nhất. Từng đôi nhạn bay lượn, rượt đuổi nhau tíu tít trên mặt nước, là loài chim biển chỉ thị đáng giá về thời tiết. Chúng kéo từng đàn về làm tổ, người đi biển ở Côn Đảo tin rằng đó là dấu hiệu của biển êm và có nhiều cá.
Loài chin sống ở biển, nhưng Côn Đảo chúng thường tập trung sinh sống ở các đảo nhỏ. Theo chân những chiếc tàu cao tốc lượn một vòng khu vực biển Côn Đảo, chúng ta bắt gặp những đoàn chim bay lượn ở Hòn hòn Tre Nhỏ, Hòn Trứng… ghé sát hòn Trứng chúng ta thấy một cảnh tượng ngoạn mục hiện ra xung quanh hòn đảo, mảng đá hàng chục ngàn con chim bay rợp vòng quanh… loài chim biển này chỉ thích đậu ở vách đá, hốc đá ở ven biển. Theo các chuyên gia cho biết: chim biển thường di cư theo luồng thức ăn. Khác với hải âu quanh năm sống ngoài biển khơi, loài nhàn biển này thường làm tổ ở các hòn đảo trên biển và kiếm ăn quanh tổ, bán kính hoạt động xa nhất Khi trời tối, chúng thường quay về tổ để ngủ và lấy lại sức sau một ngày kiếm ăn.
Một mùa, chim biển chỉ sinh sản hai trứng đông nhất ở Hòn trứng phải kể đến loài nhạn lưng đen (Sterna anaethetus) và nhạn Hồng đậm (Sterna dougallii). Thời gian đẻ của hầu hết các loài nhàn biển được ghi nhận là bắt đầu từ tháng năm, tập trung nhất là vào tháng sáu. Loài chim này cũng sinh sản có “kế hoạch”, mỗi mùa chúng chỉ đẻ hai trứng. Khi sinh con, nhàn biển mẹ thường trở nên rất hung dữ. Riêng loài nhàn sumatra và nhàn hồng đậm thậm chí tấn công cả người nếu đến gần tổ chim.
Từ giữa tháng sáu trở đi là thời điểm chim nhạn con góp mặt đông đảo vào cộng đồng chim biển… Chim non trưởng thành rất nhanh. Đến Hòn Trứng hay còn được gọi là Hòn Bạc, hòn đảo nhỏ xíu, trơ cả đá và không tìm ra một bóng cây, nhìn hốc đá nào cũng thấy trứng chim. Nơi đây còn có Nhạn đầu xám, vốn là những loài chim biển quí hiếm nằm trong sách đỏ của thế giới và ở Việt Nam.